Quan hệ với chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ Chủ_nghĩa_tư_bản

Hai hệ tư tưởng chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ ủng hộ cho chủ nghĩa tư bản quyết liệt nhất, chống lại các tư tưởng phê phán nó, nhất là từ chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ là những khái niệm rộng, thể hiện khuynh hướng chính trị trên nhiều phương diện, trong khi chủ nghĩa tư bản thường hay được xem là một hình thái kinh tế nảy sinh tất yếu từ chủ nghĩa tự do kinh tế. Chủ nghĩa tự do xuất phát từ nền tảng đề cao quyền tự định đoạt của cá nhân ủng hộ cho chủ nghĩa tư bản, xem nó là hệ quả tất yếu của nền kinh tế tự do, mà các quyền kinh doanh và lao động không chịu sự cưỡng ép từ phía nhà nước. Sự phân hóa xã hội là một hệ quả tất yếu của một nền kinh tế tự do. Trong khi đó chủ nghĩa bảo thủ ủng hộ cho chủ nghĩa tư bản dựa trên nền tảng coi đó là một quá trình tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể cầm quyền dựa theo các lý thuyết mà họ cho là đưa ra mang tính chủ quan, chưa được kiểm định. Thậm chí nếu một số hệ tư tưởng cánh tả xem giai cấp tư sản là bóc lột, thì những người bảo thủ lại xem giai cấp tư sản là những người có nhiều đóng góp cho xã hội và khuyến khích họ làm việc vì cộng đồng (trong khi những người tự do coi giai cấp tư sản cũng như các thành phần khác trong xã hội làm việc vì lợi ích của bản thân là điều hiển nhiên và khuyến khích nếu không vi phạm đến lợi ích cá nhân khác). Khác với những người dân chủ xã hội thường chủ trương cải tạo chủ nghĩa tư bản bảo đảm một sự "công bằng hơn" thông qua chính sách nhà nước, những người chủ nghĩa bảo thủ muốn tạo ra một sự đối kháng, trong trật tự luật pháp, để giải quyết các vấn đề nảy sinh từ cơ chế thị trường.

Tuy nhiên khác với chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa bảo thủ là những khuynh hướng chính trị khác biệt với các khuynh hướng khác như chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa phát xít hay chủ nghĩa vô chính phủ,... chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế có thể "sống chung" với các hệ tư tưởng khác. Do đó các thể chế chính trị không chấp nhận chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa bảo thủ thì vẫn có thể chấp nhận chủ nghĩa tư bản (như trong chế độ quân chủ phong kiến,...), cũng như các hình thái kinh tế tư nhân khác.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_tư_bản http://www.dsp.org.au/node/31 http://www.hetsa.org.au/pdf/34-A-08.pdf http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F015982.php http://www.bartleby.com/65/la/laissezf.html http://www.blackmask.com/books18c/prspircap.htm http://www.britannica.com/EBchecked/topic/178493/e... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/93927/ca... http://www.dictionaryofeconomics.com/article?id=pd... http://www.dictionaryofeconomics.com/article?id=pd... http://www.dictionaryofeconomics.com/article?id=pd...